Album ảnh

M.U tới sát ngai vàng


M.U đã có một chiến thắng nhàn nhã M.U đã tiến gần hơn tới ngai vàng. Thắng 2-0 trước Fulham, M.U không chỉ nới rộng khoảng cách với Arsenal mà còn thể hiện lực lượng hùng hậu của mình.   … Tiếp tục đọc

Sự trở lại của một cái tên


Sự trở lại của một cái tên

Hai bàn thắng mới chỉ là bắt đầu…

Ở vòng 10 V.League, Lê Công Vinh đã chính thức đánh dấu sự trở lại của anh bằng một cú đá phạt đẹp mắt nâng tỷ số lên 2-0 cho Hà Nội T&T.
Sau trận đấu sớm gặp Navibank Sài Gòn chiều qua, Công Vinh gọi điện cho tôi giọng như nghẹn đi: “Anh ơi, em đã ghi bàn thắng rồi, đã có bàn thắng rồi anh ơi!”. Chàng tiền đạo này tưởng tôi không xem trận đấu nên báo tin vui, và tôi hiểu, Vinh đã khát khao điều này biết bao… 

Hơn một năm không thi đấu, kể từ ngày 21/3/2010 định mệnh trên sân Cao Lãnh, rồi sau đó dính chấn thương nặng trong buổi tập và chia tay sân cỏ cho đến nay. Chiều qua, phút 54 của trận gặp Navibank Sài Gòn ở vòng 10, Lê Công Vinh đã chính thức đánh dấu sự trở lại của anh bằng một cú đá phạt đẹp mắt nâng tỷ số lên 2-0 cho Hà Nội T&T.

Trên kênh VTV3, khán giả cả nước có thể thấy Công Vinh mừng ra sao sau khi ghi bàn thắng. Hình ảnh ấy giống hệt như lúc anh ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 cho ĐT Việt Nam vào lưới Thái Lan trên sân Rajamangala ở trận chung kết lượt đi AFF Suzuki Cup 2008, và cũng là bàn thắng giải tỏa cho Công Vinh trước mọi áp lực mà anh phải gánh chịu ở mùa giải ấy. Chiều qua, người ta thấy Vinh ôm chầm lấy HLV Phan Thanh Hùng cùng các thành viên trong BHL để chia vui, còn các đồng đội ở Hà Nội T&T cũng đã lao đến chúc mừng anh.

Trên màn hình, người ta cũng thấy gương mặt khắc khổ của HLV Phan Thanh Hùng dãn ra thấy rõ kèm một nụ cười sung sướng. Bởi chàng tiền đạo mà ông chờ đợi gần suốt cả mùa giải đã trở lại đúng lúc, và bàn thắng đến với Vinh chiều qua không chỉ 1 lần…

Trở lại sân cỏ sau chấn thương từ vài vòng đấu trước, nhưng cái cảm giác bóng của một cầu thủ đỉnh cao vẫn chưa đến với Vinh, dù giới chuyên môn khẳng định: “Sau một năm không thi đấu, trở lại và đá như thế là tốt lắm rồi”. Nhưng tôi biết, Vinh chẳng bao giờ hài lòng với chính mình, vì bản chất anh rất cầu toàn.

Điện thoại khuyên Vinh cứ từ từ đừng nôn nóng, bởi chẳng ai có thể vào sân mà đá tốt ngay được, cũng như động viên hắn trước những áp lực từ dư luận mà Vinh phải gánh chịu sau những trận đấu. Khi ấy, Vinh bảo: “Anh yên tâm, em sẽ vượt qua và trở lại như xưa. Tin em đi!”. Và tôi luôn tin, Vinh sẽ làm được và làm tốt, dù biết rất rõ, trước khi có bàn thắng vào chiều qua, Vinh đã trải qua rất nhiều đêm mất ngủ…

Hôm qua, lúc Công Vinh vừa ghi bàn thắng, đang chữa chấn thương ở Nha Trang, tiền đạo Quang Hải – cậu bạn rất thân của Vinh hiện đang thi đấu cho Navibank Sài Gòn – gọi cho tôi mà cứ như hét trong ống nghe: “Anh ơi, Công Vinh ghi bàn rồi. Thằng bạn của em nó đã ghi bàn rồi. Mừng quá!”. Hỏi: “Vinh ghi bàn vào lưới Navibank Sài Gòn mà sao mi vui thế?”. Lúc ấy, Hải nói rất thật lòng: “Đội nhà thua, dĩ nhiên chẳng ai vui được, nhưng em rất hiểu cảm giác của Vinh. Thời gian qua hắn chịu nhiều áp lực lắm, việc ghi bàn sẽ giúp Vinh tự tin hơn. Một tiền đạo trở lại thi đấu mà không ghi được bàn thắng, cảm giác ấy đau khổ lắm khi mình cứ như người thừa anh ạ…”.

Gọi báo tin và để chia vui vì 2 bàn thắng chiều qua, tôi có cảm giác Công Vinh cứ như đứa trẻ vừa tìm được món quà quý đánh mất lâu rồi, khi cu cậu hết liến láu lại chuyển sang cười nắc nẻ trong niềm vui ngập tràn. Hỏi có nhớ đến ai sau khi ghi bàn thắng không? Vinh bảo: “Lúc đó em chẳng còn nhớ gì cả. Sướng quá mà, nhưng giờ thì nhớ nhiều lắm, nhất là những người đã bên em trong những tháng ngày gian khó nhất”.

Nhạc sĩ Vũ Thành An có những lời rất hay trong ca khúc Đời Đá Vàng: “…Có một lần mất mát mới thương người đơn độc. Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu. Qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về. Có một thời khóc than mới hiểu đời đá vàng”.

Chiều qua, Công Vinh có lẽ đã trải qua cái cảm giác ấy, và chàng tiền đạo ấy đã cho biết: “Hai bàn thắng hôm qua của em chỉ mới là bắt đầu…”.

Và V.League chào mừng sự trở lại của một cái tên!

Đỗ Tuấn

Album ảnh

Blackpool- Arsenal: Dấu chấm hết?


Blackpool- Arsenal: Dấu chấm hết? Ba trận hòa liên tiếp khiến Arsenal xa dần ngôi vị vô địch Premier League mùa này. Dù sao thì họ vẫn phải cố hết sức mình trong chuyến làm khách ở Blackpool hôm nay … Tiếp tục đọc

HUYỆN HỌC SINH HOÀI HẢI BỎ HỌC: Trăn trở từ nhiều phía


HUYỆN HỌC SINH HOÀI HẢI BỎ HỌC:
Trăn trở từ nhiều phía
Xã Hoài Hải (Hoài Nhơn) là xã bãi ngang ven biển. Sự khó khăn về kinh tế, cộng với dân trí thấp đã khiến cho sự học ở Hoài Hải chưa khởi sắc được. Học sinh (HS) bỏ học ở vùng này chủ yếu rơi vào bậc THCS và tỉ lệ thường nằm trong “tốp đầu” của huyện Hoài Nhơn…

 

Nhà trường và chính quyền địa phương xã Hoài Hải vẫn chưa khắc phục được tình trạng HS bỏ học với tỉ lệ cao.

 

* Tỉ lệ HS bỏ học quá cao

Nói về cuộc vận động chống HS bỏ học giữa chừng của xã thời gian qua, ông Võ Văn Quang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, Trưởng Ban chỉ đạo chống HS bỏ học giữa chừng xã Hoài Hải, cho biết: “Có lẽ Hoài Hải là địa phương duy nhất của huyện, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống HS bỏ học giữa chừng theo Nghị quyết của Đảng ủy xã. Năm học 2008 – 2009, khi cả xã có trên 80 HS bỏ học (kể cả bỏ học trong hè), chính quyền địa phương đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo chống HS bỏ học giữa chừng, gồm các hội đoàn thể, do tôi làm Trưởng ban, tiến hành vận động các gia đình phối hợp với nhà trường- hội, đoàn thể cùng chung tay ngăn chặn tình trạng này…”.

Hàng năm, vào dịp HS chuẩn bị nghỉ hè, trước Tết Nguyên đán và khai giảng năm học mới, Ban chỉ đạo phối hợp nhà trường tổ chức các cuộc họp dân trong thôn, xã để làm công tác tư tưởng, vận động bà con khuyến khích con em đi học chuyên cần, không nên vì cái lợi trước mắt mà không đầu tư cho việc học của con. Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn phối hợp tổ chức họp mặt các gia đình, HS học hành thành đạt để nêu gương cho bà con trong xã. Nhờ vậy, năm học 2009-2010, 5/29 HS bỏ học trong năm của trường đã đi học trở lại, tỉ lệ HS bỏ học của xã giảm xuống còn 4,7%.

Năm học 2010-2011, Trường THCS Hoài Hải có 470 HS; kết thúc học kỳ I, 13 HS nghỉ học; từ trước và sau Tết Nguyên đán lại thêm 11 HS nữa không đến trường. Tính đến thời điểm này, tỉ lệ HS bỏ học của Trường THCS Hoài Hải đã trên 5,1%. Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó hiệu trưởng Trường THCS Hoài Hải, giải thích thêm: “Chủ yếu là HS khối 8 nghỉ học, vì tuổi đó các em có thể đi làm kiếm tiền được nên gia đình cho nghỉ. Cách đây hơn một tuần, 2 HS nữ lớp 8A2 đã nghỉ học đi làm xa nhà…”.

 

Một tiết học của HS Trường THCS Hoài Hải.

 

* “3 phối hợp”: Lệch pha (!)

Theo ông Nguyễn Tấn Phát, Phó chủ tịch UBND xã Hoài Hải, ngoài nguyên nhân gia đình không quan tâm, bỏ mặc con cái, kinh tế khó khăn, thì nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do HS học yếu, không theo kịp các bạn trong lớp, dẫn đến chán nản không muốn học và theo bạn bè đi kiếm tiền; nam đi bạn nghề biển, nữ học nghề…

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, một số HS tiểu học học yếu nhưng vì chỉ tiêu hoàn thành “phổ cập tiểu học” vẫn được “đôn” lên THCS. Do vậy, có đến 30% HS “đầu vào” của Trường THCS Hoài Hải học lực thường dưới mức trung bình. Các em học không hiểu bài nên muốn trốn tiết, bỏ học. Để khắc phục tình hình này, ngay từ đầu năm học, Trường THCS Hoài Hải tập trung cho HS khối 6 ôn luyện kiến thức cũ, sàng lọc phát hiện HS học yếu, từ đó có kế hoạch dạy phụ đạo riêng trong cả năm học. Trường hiện vẫn đang phụ đạo 1 buổi/tuần cho khoảng 40 HS khối 6 học yếu, nhưng thường chỉ có 50% số HS đến lớp.

Bà Hạnh nói: “Chúng tôi đã nỗ lực thực hiện “3 phối hợp”: Nhà trường phối hợp chính quyền địa phương; giáo viên bộ môn phối hợp giáo viên chủ nhiệm phát hiện HS yếu kém, bỏ học; giáo viên chủ nhiệm phối hợp phụ huynh, liên lạc với gia đình nếu HS thường xuyên nghỉ học, bỏ tiết. Tuy nhiên, nỗ lực đó vẫn đủ sức đưa các em trở lại trường học, khi mà gia đình chưa tích cực hợp tác với nhà trường và vẫn còn tâm lý phó thác “trăm sự nhờ thầy”. Thậm chí có phụ huynh còn đến trường tuyên bố: Con tui không đi học đâu, đừng có cử cán bộ xuống nhà vận động nữa. Gần đây nhất, khi giáo viên chủ nhiệm lớp 8A2 nghe tin 2 HS nữ nghỉ học, đã tìm xuống nhà gặp nhưng HS tránh mặt”.

Nói về sự học của con em trong xã, ông Quang không khỏi trầm ngâm: “Bởi người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề biển, phụ nữ đến mùa trăng thường đi vá lưới, buôn bán theo ghe chồng nên không thể sát sao, quan tâm đến sự học của con. Còn nữa, qua nhiều năm theo dõi, tôi thấy chỉ 1/3 giáo viên của Trường THCS là người địa phương, còn lại là người từ nơi khác đến, vừa mới kịp quen trường lớp, người dân ở đây thì họ đã chuyển đi rồi. Giáo viên mới về làm sao sâu sát HS…

Trước lúc ra về, tôi ghé xuống nhà chị Trương Hoài Thương, ở thôn Kim Giao Thiện, có 2 con trai sinh đôi đang học lớp 7, nhưng một trốn học chơi game nhiều tuần mà gia đình không biết. Chị Thương phân trần: “Nào tôi có biết gì đâu. Thấy sáng nào nó cũng tề chỉnh áo mũ, khăn quàng đi học, trưa về đúng giờ ăn cơm, ai dè nó lấy tiền ăn sáng chơi game. Tôi đã phạt con và bắt đi học lại nhưng thằng bé nói nghỉ học cả tháng nay rồi, giờ không biết gì, lại sợ thầy không cho vô lớp. Có lẽ, tôi cho nó nghỉ học năm này, có gì sang năm tính tiếp. Nhà nghèo, con đông nên năm ngoái chị nó đậu vào Trường THPT Nguyễn Du, nhưng tôi cũng cho nghỉ ở nhà vì không có tiền. Nó ở nhà cả năm nay, đang định học nghề cắt tóc. Trong xóm nhiều nhà cũng cho con nghỉ học đi làm đó thôi…”.

Một môi trường học tập tốt cho HS phải hội đủ các yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội cùng đồng lòng quan tâm, vun đắp, nhưng ở Hoài Hải thì vẫn còn thiếu. Ông Lê Minh Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Hoài Hải, nói: “Nghị quyết Đảng ủy xã đưa ra năm nay phải phấn đấu giảm tỉ lệ HS bỏ học xuống còn 3%, nhưng giờ chắc không được”.

  • Nhật Lâm